Chuyển tới nội dung
Home » Blog » Cây dổi với những giá trị không thể ngờ tới

Cây dổi với những giá trị không thể ngờ tới

Cây dổi với những giá trị không thể ngờ tới

Cây dổi là một giống cây rừng chuyên dùng để lấy gỗ và còn mang lại nhiều giá trị khác. Loại cây này có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ mang đến một giá trị khác nhau. Cùng tìm hiểu sâu hơn về giống cây này nhé!


Giới thiệu chi tiết về cây dổi

Cây dổi là giống cây thuộc chi dổi, họ mộc lan, có tên khoa học là Michelia tonkinensis, được phân thành 2 loại dổi ăn hạt và dổi xanh. Hạt của cây dổi xanh có vị đắng nên không ăn được, thường được trồng với mục đích lấy gỗ. Loại cây này phân bố nhiều ở những vùng núi có độ cao từ 700-1.500m, chủ yếu từ vùng núi phía Bắc tới các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cây dổi là loại cây thân gỗ lớn, thuộc giống cây cổ thụ lâu năm, mọc nhiều ở khu vực rừng núi phía Bắc tại các tỉnh như: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La. Thân cây mọc thẳng đứng, tròn và phân cành cao, chiều cao khoảng 30m, đường kính thân khoảng từ 5-7m.

Lá cây là lá đơn, mọc cách, dài khoảng 8-25cm, có hình bầu dục hẹp, đầu có mũi nhọn, mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới màu xanh nhạt hơn. Hoa dổi có màu vàng nhạt, 9 cánh chia nhiều lớp, thường ra hoa vào tháng 3- tháng 4 và có mùi thơm nhẹ nhàng.

Quả dổi có thể thu hoạch vào tháng 9-10, có hình dáng gần giống củ lạc, vỏ quả màu xanh bóng và mọc thành dạng chùm, bên trong có chứa từ 1-4 hạt. Hạt dổi tươi có màu đỏ rất đẹp mắt, khi được phơi khô sẽ chuyển dần sang màu nâu đen. Trung bình một cây dổi trưởng thành sẽ thu hoạch được khoảng 20-30kg hạt khô/vụ, cây mới sẽ cho khoảng 7-8 kg.

Giống cây dổi thực sinh thường trồng khoảng 8-10 năm sẽ cho ra hạt, 20-30 năm sau có thể thu hoạch gỗ. Còn giống dổi ghép thì khoảng 2-3 năm là có thể lấy hạt và 10-15 năm sẽ được thu hoạch gỗ. Lúc nhỏ cây dổi là cây trung tính, khi trưởng thành cây rất ưa sáng và có khả năng sinh trưởng mạnh, thích hợp trồng tại những vùng đất sâu, ẩm và thoát nước tốt.

Phân loại cây dổi

Tùy vào từng nơi mà thời điểm trồng cây dổi sẽ khác nhau. Ở các tỉnh miền Bắc thường trồng cây dổi vào khoảng tháng 3 đến tháng 6, vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 10 đến tháng 11, vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trồng vào tháng 6 đến tháng 8.Hiện nay có thể trồng hai loại cây dổi là dổi thực sinh và dổi ghép. Cả hai loại này đều có khả năng sinh trưởng tốt, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên chúng cũng có một vài điểm khác nhau.

Cây dổi thực sinh là loại cây được ươm trồng từ hạt, đậu quả sau 6-8 năm, tỉ lệ đậu quả khoảng 95-98%. Tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện đất cằn thì cây sẽ ra quả chậm hơn, thậm chí cũng có cây không ra quả. Cây dổi thực sinh có thể cao tới 30m, có giá rẻ hơn và vốn đầu tư thấp hơn, tuổi thọ có thể lên tới hàng trăm năm.Cây dổi ghép là cây có gốc thực sinh được ghép mắt từ những cây đã sai quả, sản lượng ổn định. Với loại cây này thì chỉ cần 2-3 năm là có thể thu hoạch quả, tỉ lệ đậu quả là 100%. Tuy nhiên loại cây này chỉ cao từ 5-7m và tuổi thọ cây chỉ khoảng 25-30 năm, lượng gỗ cho cũng ít hơn.

Những giá trị bất ngờ từ cây dổi

Giá trị kinh tế

Cây dổi xanh được coi là một trong những loại cây gia vị quý hiếm tại Việt Nam. Giá trị kinh tế của hạt dổi tại nước ta khá cao, trung bình khoảng 1,5 triệu/1kg hạt khô, mỗi mùa sau giá có thể còn cao hơn mùa trước. So với các loại cây trồng khác, cây dổi mang lại lợi ích kép. Sau khi trồng được khoảng 3 năm cây sẽ cho ra hạt và mỗi năm sau cây sẽ càng cho ra nhiều hạt hơn.

Bên cạnh đó, cây dổi còn cho khai thác gỗ chỉ sau 6-8 năm. Gỗ dổi có mùi thơm, ít bị mối mọt và cong vênh, chủ yếu được sử dụng làm đồ nội thất như bàn ghế, giường, tủ,… Mỗi cây sẽ cho từ 1-2 mét khối gỗ, có giá trị tương đương khoảng 15 -30 triệu/1m3. Hiện nay cây dổi được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột,… với mục đích thu hoạch gỗ và hạt.

Công dụng trong y học

Theo các nhà nghiên cứu thì trong tinh dầu từ thịt quả và hạt dổi chứa safrol 70,2% (thịt quả), 72,9% (hạt) và methyl eugenol 24,2% (thịt quả) và 18,5% (hạt).Tinh dầu ở thân chủ yếu chứa camphor 23,8%, tinh dầu vỏ thân chứa camphor 15,7%, safrol 14,3%,(α -caryophyllene 15,6% và elemicin 13,7%. Hạt và vỏ cây được điều chế làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu. Vỏ cây còn có tác dụng chữa sốt.Hạt dổi ngâm rượu là một bài thuốc quý có nhiều tác dụng chữa bệnh đau chân, đau tay, đau lưng, các bệnh về tiêu hóa, xương khớp.

Gia vị trong cuộc sống

Hạt dổi được xem như là một loại gia vị quý của núi rừng Tây Bắc. Tại đây, hạt dổi được sử dụng giống như hạt tiêu. Hạt dổi được nướng thơm và giã nhỏ, trộn cùng muối trắng dùng để chấm thịt gà, thịt lợn hoặc làm gia vì cho nhiều món ăn độc đáo của người dân nơi đây. Ngoài ra, chúng còn dùng làm gia vị tẩm ướp tạo nên những hương vị đặc trưng.

Sau bài viết này, chắc bạn đã hiểu hơn về giống cây dổi mang đến nhiều giá trị này rồi chứ!

Chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Bài viết liên quan